Phế liệu là gì? Sự khác biệt giữa phế liệu và phế thải

Nhiều người hiện nay vẫn đang nhầm lẫn giữa 2 khái niệm phế liệu và phế thải. Nhưng thực tế chúng không phải là một. Vậy phế liệu là gì? Chúng khác gì so với phế thải. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về phế liệu. 

1. Phế liệu là gì?

Luật Bảo vệ Môi trường 2020 tại Điều 3 khoản 27 đã định nghĩa về phế liệu như sau: 

“Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm loại ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.”

Như vậy, chúng ta có thể hiệu phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng và được thu hồi lại để tái chế, dùng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.

Trong đời sống hàng ngày, phế liệu còn được gọi là đồng nát hoặc ve chai.

2. Sự khác biệt giữa phế liệu và phế thải

Phế liệu và phế thải không phải là một như nhiều người vẫn nghĩ. Chúng chỉ có điểm chung là đều là những sản phẩm được thải ra trong quá trình sản xuất sinh hoạt. Điểm khác biệt lớn nhằm nằm ở khả năng tái chế của chúng.

Theo đó, phế liệu có thể được thu mua để tái chế hoặc sử dụng cho những mục đích khác vừa giúp tận dụng và tiết kiệm nguồn tài nguyên vừa góp phần hạn chế rác thải, bảo vệ môi trường. Trong khi đó phế thải gần như không thể tái chế được, chúng không có giá trị sử dụng và có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường.

3. Các loại phế liệu phổ biến hiện nay

Phế liệu được chia thành nhiều loại khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số loại phế liệu phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • Phế liệu sắt, thép

Phế liệu sắt, thép là loại phế liệu phổ biến nhất hiện nay. Đơn giản vì chúng được sử dụng vô cùng phổ biến trong sinh hoạt và nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Đặc biệt sắt, thép được sử dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng,…Những sản phẩm, vật liệu sắt, thép đã qua sử dụng sẽ được thu gom lại để tái chế thành những loại vật liệu sản phẩm khác.

Phế liệu sắt, thép cũng được chia thành nhiều loại khác nhau như sắt đặc, sắt vụn, sắt công trình,…hoặc phân loại theo chất lượng gồm có sắt loại 1, loại 2, loại 3,…

  • Phế liệu kim loại màu

Kim loại màu là tên gọi chung của tất cả kim loại, hợp kim (trừ sắt và hợp kim của sắt) như vàng, bạc, nhôm, đồng, kẽm,…So với sắt, thép thì phế liệu kim loại màu có giá thành cao hơn và chúng cũng ít phổ biến hơn.

Phế liệu kim loại màu thường được thải ra từ phụ tùng xe cộ, vật liệu xây dựng, dây điện đã qua sử dụng, các loại máy móc điện tử,…

Xem thêm: Phào chỉ là gì?

  • Phế liệu giấy

Tất cả các loại giấy không còn sử dụng nữa, hộp – bìa carton,…được xóm vào nhóm phế liệu giấy. Chúng được thu mua lại và tái chế góp phần bảo vệ cây cối, giảm nạn phá rừng, tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải nhà xanh.

  • Phế liệu nhựa

Cũng như giấy hay sắt, thép, phế liệu nhựa có mặt ở xung quanh chúng ta. Từ những vật dụng nhỏ như chai nước, hộp đựng đồ ăn, chén dĩa,…đến những vật dụng lớn hơn như bàn ghế, quạt, đồ gia dụng, cửa,…được làm rất nhiều từ nhựa.
Khi không còn sử dụng nữa, nhựa được thu gom lại thành phế liệu để tái chế. Phế liệu nhựa cũng được phân thành nhiều loại khác nhau như nhựa PE, nhựa PET, nhựa ABS, nhựa PVC,…

4. Lợi ích của tái chế phế liệu

Theo công ty thu mua phế liệu Phế Liệu VN, phế liệu là những sản phẩm, vật liệu có thể tái chế được. Vì vậy mà chúng cũng mang đến nhiều lợi ích thiết thực bao gồm:

  • Phế liệu được đem đi tái chế sẽ giảm bớt nhu cầu khai thác và tiêu thụ nguồn nguyên liệu mới góp phần bảo vệ tài nguyên.
  • So với việc khai thác mới tài nguyên thì tái chế phế liệu cũng giảm bớt chi phí sản xuất và kinh doanh.
  • Tái chế phế liệu giúp thu hẹp diện tích các bãi rác, gián tiếp góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và tài nguyên đất nông nghiệp vì hiện nay chúng ta đang phải sử dụng đất nông nghiệp và rừng để làm nơi chứa rác thải.
  • Phế liệu được thu gom và tái chế cũng góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí.

Xem thêm: Tikop là gì? Có an toàn không?

Hy vọng những thông tin chia sẻ mà chúng tôi cung cấp hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu rõ phế liệu là gì cũng như lợi ích của việc tái chế phế liệu. Từ nay, hãy thường xuyên thu gom các loại phế liệu bị thải ra trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày để chúng có thể được tái chế và trở thành những sản phẩm hữu ích cho con người nhé.

Để lại bình luận bên dưới

Leave a reply

ViVu Review
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Cameras (0)
  • Phones (0)
Compare