Review Top 17 bàn phím cơ giá rẻ tốt nhất & Cách chọn mua

Bàn phím là một phụ kiện không thể thiếu của bất kì bộ máy tính nào. Nó giúp chúng ta gõ chữ, điều khiển các tác vụ cần có trên hệ điều hành. Ngoài bàn phím thông dụng trong các văn phòng hiện nay thì có một loại bàn phím đặc biệt hơn nữa chính là bàn phím cơ. Vậy bàn phím cơ là gì? Có bao nhiêu loại bàn phím cơ? Bàn phím cơ nào dùng tốt? Hãy cùng ViVu Review tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết này nhé.

Bàn phím cơ là gì?

Bàn phím cơ (machanical keyboard) là loại bàn phím mà mỗi phím bấm trên bàn phím đều tách biệt nhau, trong mỗi nút là các thành phần cơ học bao gồm lò xo, chân kết nối,… mỗi phím như vậy sẽ được gọi là một switch (công tắc). Có rất nhiều loại switch cơ học, mỗi switch sẽ cho người sử dụng một cảm giác gõ, âm thanh khi gõ, lực dùng để bấm khác nhau.

Sản phẩm bán chạy

So sánh bàn phím cơ và bàn phím thường

Dưới đây làm một số so sánh giữa bàn phím cơ và bàn phím thông thường, các bạn có thể xem qua sự khác biệt của chúng.

Bàn phím thường

  • Sử dụng bộ phận bằng cao su và 2 mạch dẫn mỏng để phản hồi.
  • Tuổi thọ rơi vào khoảng 2- 3 triệu lần bấm.
  • Giá thành rẻ, chỉ 100.000VNĐ – 200.000VNĐ là đã có thể mua và sử dụng.
  • Lực nhấn cao, dễ bị mỏi tay trong quá trình sử dụng lâu dài.
  • Phản hồi đôi khi không chính xác.
  • Khó vệ sinh do các phím dính rất chặt vào bàn phím.

Bàn phím cơ

  • Sử dụng công tắc cơ học với nhiều công nghệ tiên tiến cho tốc độ phản hồi cao.
  • Tuổi thọ phím vào khoảng 50 – 60 triệu lần bấm.
  • Giá thành khá cao, vào khoảng 350.000 trở lên.
  • Lực nhấn thấp, tránh tình trạng mỏi tay.
  • Có thể nhấn nhiều phím cùng một lúc (anti ghost).
  • Dễ dàng vệ sinh, thay thế các keycap tùy theo sở thích của bạn.

Vì sao nên mua bàn phím cơ?

Khi chọn mua bàn phím cơ, bạn sẽ thấy mức giá nó cao hơn rất nhiều lần so với các bàn phím thông thường, tuy nhiên nếu tính theo thời gian sử dụng lâu dài thì bàn phím cơ là một sự lựa chọn tốt nhất. Tuổi thọ các phím của bàn phím cơ rất cao, có thể sử dụng đến hàng chục năm cho nhu cầu sử dụng thông thường, khi gặp vấn đề về các switch, bạn có thể dễ dàng thay thế thay vì phải bỏ cả bàn phím như bàn phím thông thường.

Ngoài ra, các phương thức kết nối cũng rất đa dạng, từ cáp USB, đến không dây qua Bluetooth, từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc di chuyển và sử dụng mọi lúc mọi nơi. Dung lượng pin cao cũng chính là một điểm cộng cho các bàn phím cơ không dây.

Hơn nữa, hãy quan tâm đến vấn đề sức khỏe của bạn khi bàn phím cơ dễ dàng nhấn và nhận phản hồi, so với bàn phím thông thường thì phải dùng một lực mạnh hơn để có tín hiệu. Ưu điểm này của bàn phím cơ cũng giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, tăng độ chính xác trong công việc, chơi game.

Yếu tố cuối cùng chính là bàn phím cơ có thiết kế thông minh, nhỏ gọn, nhiều màu sắc và chức năng. Hệ thống đèn LED sẽ giúp bạn tăng thêm tính thẩm mĩ cho góc làm việc của mình. Bạn có thể tùy chọn các màu của keycap và thay thế chúng tạo ra phong cách riêng của bạn. Sẽ thật tuyệt vời khi thay thế một phụ kiện có thiết kế trẻ trung, năng động vào bàn làm việc.

Các loại switch cơ bản của bàn phím cơ

Bàn phím cơ sẽ có một số loại switch cơ bản sau:

  • Blue switch: đây là loại rất phổ biến và được yêu thích nhất, nếu bạn là một người muốn trải nghiệm bàn phím cơ thì nên mua loại switch này. Hành trình phím sẽ có một khấc và tạo ra tiếng clicky rất vui tai. Lực nhấn của Blue switch là 50g.
  • Red switch: nếu bạn là một người yêu thích sự yên tĩnh, nhanh gọn thì Red switch rất phù hợp với bạn vì hành trình phím rất mượt, không có khấc, không tạo ra âm thanh nên phù hợp với việc gõ văn bản. Lực nhấn của Red switch là 45g.
  • Brown switch: loại switch này giống như sự kết hợp giữ Blue và Red switch khi hành trình gõ có khấc nhưng không tạo ra tiếng clicky, phù hợp cho nhiều nhu cầu công việc và giải trí. Lực nhấn của Brown switch là 45g.

Thật ra sẽ còn rất nhiều loại switch bàn phím cơ nhưng với phân khúc thấp thì chúng ta sẽ có 3 loại phổ biến được ViVu Review tổng hợp như trên.

Các tiêu chí chọn mua bàn phím cơ

Dưới đây là một số tiêu chí chọn mua bàn phím cơ phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn hãy tham khảo trước khi mua hàng nhé.

1. Loại switch bàn phím cơ

Đây là yếu tố rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm gõ phím của bạn. Nếu bạn là một người mua bàn phím cơ để chơi game thì nên chọn Blue switch phản hồi rõ ràng, nếu bạn làm việc gõ bàn phím thường xuyên thì nên sử dụng Red switch để giảm tối đa tình trạng mỏi tay trong thời gian dài sử dụng, còn nếu bạn muốn kết hợp cả 2 nhu cầu trên thì hãy chọn Brown switch.

2. Hệ thống đèn LED trên bàn phím cơ

Đa số các bàn phím cơ hiện nay đều có hệ thống đèn LED với nhiều màu sắc, tuy nhiên cũng có một số loại không có đèn LED dành cho những bạn không thích sự màu mè. Đèn LED thông thường sẽ có 2 loại phổ biến bao gồm Rainbow và RGB, trong đó RGB là chất lượng nhất với tuổi thọ cao, khả năng tùy biến tốt, chất lượng ánh sáng hoàn hảo.

3. Kích thước bàn phím cơ

Hầu hết bàn phím cơ trên thị trường hiện nay được chia thành 2 kích thước chính là full-size (đầy đủ tất cả phím) và Tenkeyless hay còn gọi là TKL (rút gọn các phím ít được sử dụng). Nếu bạn muốn sử dụng đầy đủ thì hãy dùng bản full-size với các phím numpad còn nếu bạn muốn tiết kiệm diện tích bàn làm việc thì nên chọn bản TKL vô cùng nhỏ gọn.

4. Chất lượng keycap bàn phím cơ

Chất lượng key cap của bàn phím cơ rất quan trọng vì đây là bộ phận mà bạn sẽ tiếp xúc trực tiếp và có thể bị ảnh hưởng trong thời gian sử dụng. Chất lượng nhựa làm keycap phổ biến hiện nay chính là ABS với DoubleShot gồm 2 lớp rất dày, thông thường chúng sẽ được khắc trong suốt để đèn LED có thể đi qua dễ dàng, nâng cao tính thẩm mĩ.

5. Phương thức kết nối của bàn phím cơ

Các bàn phím cơ thông thường sẽ có kết nối thông qua cổng USB nhưng cũng có một số sản phẩm hỗ trợ kết nối thông qua Bluetooth với pin sạc hoặc pin AA. Đặc biệt hơn là công nghệ kết nối Lightspeed từ Logitech với độ ổn định, tốc độ kết nối cao nhất.

6. Thương hiệu bàn phím cơ

Khi chọn mua bàn phím cơ, chúng ta cần quan tâm đến thương hiệu, hãy chọn một số thương hiệu uy tín, chất lượng cao để đảm bảo được chất lượng sản phẩm trong quá trình sản phẩm. Hãy tránh các sản phẩm phím cơ có giá chỉ 200.000 – 250.000VNĐ vì hầu hết chúng được làm từ switch không tên tuổi và rất nhanh hỏng.

Top 17 bàn phím cơ giá rẻ tốt nhất, nên mua nhất

Dưới đây là danh sách tổng hợp các bàn phím cơ giá rẻ, bạn có thể tham khảo.

1. Bàn phím cơ DareU EK87 Multi-LED

Bàn phím cơ DareU EK87 Multi LED Mix Màu

Bàn phím cơ DareU EK87 Multi LED Mix Màu, DAREU

Bàn phím cơ DareU EK87 Multi-LED có thiết kế TKL nhỏ gọn do đã được loại bỏ hàng phím numpad bên phải. Sản phẩm được trang bị đèn LED Rainbow với nhiều chế độ, hiệu hứng ánh sáng được chia thành các vùng, độ sáng cũng cao hơn so với phiên bản cũ. DareU đã áp dụng cho chiếc bàn phím này công nghệ D switch độc quyền của họ với với nhiều loại switch như Blue, Red, Brown. Bạn cũng có thể thay các keycap theo sở thích của mình.

Keycap được làm từ nhựa ABS DoubleShot có độ bền rất cao, chữ sẽ không bị bay màu theo thời gian do được thiết kế xuyên LED. Với chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu trải nghiệm bàn phím cơ bản nhưng có thể dùng lâu dài thì giá bán 460.000VNĐ cũng hợp lí.

2. Bàn phím cơ Fuhlen Eraser

Bàn phím cơ Fuhlen Eraser - Destroyer tem chính hãng Ninza

Bàn phím cơ Fuhlen Eraser - Destroyer tem chính hãng Ninza

Sản phẩm Fuhlen Eraser sử dụng switch quang học (Fuhlen Optical Switch) độc quyền từ nhà sản xuất với độ bền cao, cấu tạo switch chắc chắn. Thiết kế của chiếc bàn phím này là dạng full 104 phím tiêu chuẩn với kích thước khá lớn, bên dưới là một phần kê tay bằng nhựa được kèm theo, bạn có thể tháo rời nó ra nếu muốn tiết kiệm diện tích bàn làm việc của mình. Phần vỏ được làm bằng kim loại với vân xước hiện đại.

Chế độ LED của Fuhlen Eraser vô cùng đa dạng với các mức điều chỉnh khác nhau thông qua tổ hợp phím. Phần keycap cũng được làm xuyên LED nên sẽ có độ bền rất cao. Các switch nhô lên so với phần bố cục giúp việc vệ sinh trong quá trình sử dụng dễ dàng hơn.

Ngoài ra, các tính năng như anti ghost, khóa phím, các phím multi media cũng xuất hiện trên sản phẩm. Bàn phím cơ Fuhlen Eraser có giá bán khoảng 700.000VNĐ.

3. Bàn phím cơ E-Dra EK387

Bàn phím cơ E-Dra EK387 Huano Switch (Type C) - Hãng Chính Hãng

Bàn phím cơ E-Dra EK387 Huano Switch (Type C) - Hãng Chính Hãng

E-Dra cũng là một thương hiệu quen thuộc trong phân khúc gaming gear giá rẻ, bàn phím cơ E-Dra EK387 có layout TKL nhỏ gọn với 87 phím, phù hợp với những bạn thích sự tối giản, gọn gàng. Hãng đã sử dụng Huano Switch độc quyền với các phiên bản thường gặp như Blue switch, Red switch và Brown switch cho người dùng lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Đèn LED RGB 16.8 triệu màu là một điểm cộng rất lớn so với một sản phẩm phân phân khúc thấp.

Phần vỏ bàn phím được build với lớp nhựa dày, nhám vô cùng chắc chắn, bạn sẽ không phải lo về vấn đề trầy xước trong quá trình sử dụng. Phần dây cáp kết nối được bọc dù đảm bảo độ bền và linh hoạt, có thể tách rời do sử dụng cổng kết nối type C, phần này thì rất ít bàn phím nào cùng tầm giá làm được.

Giá của sản phẩm này rơi vào khoảng 700.000VNĐ cho phiên bản LED Rainbow 7 màu và 800.000VNĐ cho phiên bản có LED RGB 16.8 triệu màu.

4. Bàn phím cơ Bosston MK912

Bàn phím cơ chuyên game Blue Switch Bosston MK912A - thay đổi 9 chế độ đèn Led ( Hàng chính hãng)

Bàn phím cơ chuyên game Blue Switch Bosston MK912A - thay đổi 9 chế độ đèn Led ( Hàng chính hãng)

Bosston MK912 có thiết kế full-size với 104 phím đầy đủ. Switch của sản phẩm này sử dụng công nghệ quang học với độ bền cao. Bạn có thể tùy chỉnh tối đa lên đến 9 chế độ LED của bàn phím. Keycap cũng được khắc xuyên LED nên sẽ tối ưu được phần hiển thị và độ bền chữ khi sử dụng lâu dài. Khả năng chống nước của Bosston MK912 rất tốt nên bạn có thể dễ dàng vệ sinh mà không sợ ảnh hưởng đến mạch điện bên trong.

Phần layout được làm từ kim loại vô cùng chắc chắn, góp phần tăng độ nặng cho phím, tránh bị trượt trên mặt bàn khi bạn gõ phím quá mạnh. Bosston đã trang bị thêm các phím chức năng tiện lợi, tương thích với hệ điều hành.

Sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng thông thường, không quá màu mè nên giá bán 370.000VNĐ cũng khá phù hợp.

5. Bàn phím cơ DareU EK1280

Bàn phím cơ DareU EK1280 RGB "D" Switch - Hàng chính hãng

Bàn phím cơ DareU EK1280 RGB "D" Switch - Hàng chính hãng

DareU luôn mang đến các sản phẩm gí rẻ mà chất lượng tốt cho cộng đồng game thủ và DareU EK1280 cũng như vậy. Sản phẩm được thiết kế kích thước lớn, đủ 104 toàn bộ, phần vỏ cũng được làm chất lượng hơn. Hệ thống LED RGB đầy màu sắc với nhiều chế độ tùy chỉnh. Key cap xuyên LED DoubleShot nhựa ABS cực bền. Chúng ta cũng có nhiều lựa chọn về các loại switch với D Switch độc quyền.

Các phím sẽ thấp xuống một chút, khác với một số dòng sản phẩm khác thì sẽ cao lên khỏi phần mặt bàn phím. DareU EK1280 được đánh giá là không có đối thủ trong tầm giá. Giá tham khảo của sản phẩm này chỉ vào khoảng 750.000VNĐ.

6. Bàn phím cơ Crack K2 PRO

Bàn Phím Cơ Máy Tính 87 Phím Crack K2 PRO Led Đổi Màu Nhiểu Chế Độ Khác Nhau, Blue Switch Chơi Game Dùng Văn Phòng Cực Đã - Hàng chính hãng

Bàn Phím Cơ Máy Tính 87 Phím Crack K2 PRO Led Đổi Màu Nhiểu Chế Độ Khác Nhau, Blue Switch Chơi Game Dùng Văn Phòng Cực Đã - Hàng chính hãng

Một sản phẩm dành cho những bạn yêu thích màu sắc, bàn phím cơ Crack K2 PRO có thiết kế TKL với 87 phím tiêu chuẩn, nhỏ gọn với nhiều phiên bản màu sắc tươi tắn, trẻ trung. Chiếc bàn phím này cũng được trang bị hệ thống đèn LED RGB xịn xò mà không phải sản phẩm tầm trung nào cũng có. Chất liệu chính là nhựa ABS và nhựa dẻo, vì thế sẽ không thể lại vân tay khi sử dụng và chống bụi, chống nước cũng cực kỳ tốt.

Thiết kế thông minh, các hàng phím được đặt phù hợp với bàn tay, tránh gây mỏi tay khi sử dụng lâu dài.

Crack K2 PRO chỉ có phiên bản blue switch và 4 bốn màu là đen, trắng, hồng và xanh dương, các bạn có thể lựa chọn theo sở thích của mình. Giá sản phẩm chỉ 430.000VNĐ.

7. Bàn phím cơ Fuhlen M87s

Bàn Phím Có Dây Fuhlen M87S Blue Switch - Gaming - Hàng Chính Hãng

Bàn Phím Có Dây Fuhlen M87S Blue Switch - Gaming - Hàng Chính Hãng

Fuhlen không làm chúng ta thất vọng khi luôn mang đến người dùng những sản phẩm chất lượng cao mà giá rất phải chăng, trong đó có bàn phím cơ giá rẻ. Bàn phím cơ Fuhlen M87s thiết kế nhỏ gọn khi đã được loại bỏ hàng phím numpad ít khi sử dụng. Toàn bộ phần vỏ được làm bằng chất liệu nhựa nhám cao cấp nên sẽ không bám vân tay, chống va đập tốt, dễ dàng vệ sinh. Các góc cạnh của bàn phím được bo tròn tinh tế.

Fuhlen M87s sử dụng sử dụng Blue switch từ LongHua với độ bền cao, lên đến 50 triệu lần nhấn. Hơn nữa, điểm mà nhiều người dùng thích nhất ở chiếc bàn phím này với LED RGB với nhiều chế độ

Chỉ với 700.000VNĐ là bạn đã có thể sở hữu chiếc bàn phím này để sử dụng rất lâu dài rồi.

8. Bàn phím cơ Royal Kludge RK G68

HOTSWASP - Bàn phím cơ mini không dây Royal Kludge RK G68 Bluetooth 5.1 cơ học 68 phím Đèn nền RGB 65% bố cục nhỏ gọn - Hàng chính hãng

HOTSWASP - Bàn phím cơ mini không dây Royal Kludge RK G68 Bluetooth 5.1 cơ học 68 phím Đèn nền RGB 65% bố cục nhỏ gọn - Hàng chính hãng

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc bàn phím không dây thì đây là sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Bàn phím cơ Royal Kludge RK G68 hỗ trợ kết nối Bluetooth, Wireless 2.4G và cả kết nối type C. Thiết kế bàn phím vô cùng sang trọng với hai phiên bản màu đen và trắng, cùng với đó là sự lựa chọn không có LED dành cho những bạn thích sự đơn giản hoặc có LED RGB đầy màu sắc. Chúng ta cũng sẽ có Blue, Red và Brown switch.

Dung lượng pin của bàn phím lên đến 3750mAh, sử dụng được hơn 1 tháng chỉ với 1 lần sạc.

Giá tham khảo của RK G68 vào khoảng 1.300.000VNĐ – 1.500.000VNĐ tùy vào các phiên bản.

9. Bàn phím cơ E-Dra EK368W

Đơn giản, sang trọng, tiện dụng là những gì mà E-Dra đã đưa vào thiết kế chiếc bàn phím cơ E-Dra EK368W của mình. Các phím được rút gọn lại chỉ còn 68 phím (so với TKL là 87 phím) nhưng vẫn đủ để sử dụng cho các nhu cầu học tập, giải trí, văn phòng. Phần vỏ màu đen, kết hợp với keycap màu xám lẫn trắng, tạo ra cảm giác vô cùng chuyên nghiệp và dễ chịu khi sử dụng. Phần keycap được bo tròn rất lạ mắt

Vì hướng theo phong cách tối giản nên EK368W sẽ không được trang bị đèn LED. Hơn nữa, bàn phím còn hỗ trợ kết nối Bluetooth không dây, nhưng nếu bạn không thích vẫn có thể gắn dây vào sử dụng.

Sản phẩm có giá chỉ 1.280.000VNĐ cho tất cả các phiên bản Blue, Red, Brown switch.

10. Bàn phím cơ G-Net K89

G-Net K89 là một chiếc bàn phím cơ với thiết kế TKL 89 phím nhỏ gọn với hệ thống đèn LED RGB nhiều chế độ màu sắc. Toàn phần vỏ đều được làm bằng nhựa khá dày nên sẽ không bị chập điện ra bên ngoài như các mặt kim loại kém chất lượng khác. Bên dưới được thiết kế hở LED phong cách. Keycap DoubleShot xuyên LED vô cùng chất lượng, vì thế các chữ sẽ bền theo thời gian và không bao giờ bị phai.

G-Net K89 sử dụng Switch Outemu với độ bền 50 triệu lần nhấn với 3 phiên bản switch là Blue, Red, Brown switch. Giá tham khảo của sản phẩm này là 550.000VNĐ, mức giá rất tốt so với một số thương hiệu khác.

11. Bàn phím cơ Langtu G1000

Langtu đã rất thông minh khi thiết kế sản phẩm bàn phím cơ Langtu G1000 chỉ còn 61 nút, thay vào đó là các phím chức năng sẽ sử dụng tổ hợp phím để kích hoạt. Chiếc bàn phím “nhỏ nhỏ, xinh xinh” này hỗ trợ đến 3 phương thức kết nối chính là USB Type-C, Bluetooth5.0 và Wireless 2.4G, giúp bạn có thể tùy chọn phù hợp với thiết bị sử dụng. Phần cáp Type C được tặng kèm đã bao gồm khả năng chống nhiễu, từ đó kết nối sẽ được ổn định hơn rất nhiều.

Dung lượng pin 3000mAh là quá đủ để chúng ta sử dụng cả tuần (nếu không dùng LED).

Key cap cũng được làm từ nhựa ABS cao cấp xuyên LED RGB có sẵn trên phím và cả phần đế phím cũng được làm từ nhựa dày, chống trầy xước, va đập. Sản phẩm hiện có 2 phiên bản màu hồng và trắng, chỉ sử dụng Blue switch, giá vào khoảng 800.000VNĐ.

12. Bàn phím cơ Fuhlen G87L

Bàn phím cơ Fuhlen G87L sử dụng switch từ Jixian với độ bền là 50 triệu lần nhấn (cũng không kém khi so sánh với các switch nổi tiếng như Outmu, Kailh), bên ngoài switch được làm trong suốt để LED Rainbow 7 màu trên phím có thể xuyên qua dễ dàng. Phần keycap cũng được làm DoubleShot xuyên LED.

Hệ thống LED cũng sẽ có thể tùy chỉnh dựa vào phím Fn (function) về tốc độ, hiệu ứng. Ngoài ra, Full NKRO còn giúp bạn gõ đồng loạt hết tất cả phím trên bàn phím không bị giới hạn. Với một chất lượng cũng vừa đủ để sử dụng thì mức giá 500.000VNĐ là tương đối ổn cho sản phẩm này.

13. Bàn phím cơ Fuhlen Subverter

Fuhlen Subverter được thiết kế full-size đầy đủ 104 phím với hệ thống LED RGB 16.8 triệu màu có thể tinh chỉnh dễ dàng. Nhà sản xuất cũng rất hào phóng khi tặng kèm sản phẩm một đệm kê với vân nhám chống bám mồ hôi rất “xìn xò”.

Giống như các dòng sản phẩm khác từ Fuhlen, sản phẩm này được trang bị Blueswitch switch quang cơ với cảm giác gõ rất thoải mái và tín hiệu vô cùng ổn định. Dây kết nối cũng được bọc dù, có bộ phận chống nhiễu và đầu USB được mạ vàng để tránh gỉ sét.

Mức giá 1.200.000VNĐ cũng rất hợp lí cho một sản phẩm full-size, có cả LED RGB.

14. Bàn phím cơ Logitech G512 GX

Đến từ một thương hiệu rất nổi tiếng nên chất lượng của bàn phím cơ Logitech G512 GX rất cao. Phần khung bàn phím được làm hoàn hoàn bằng nhôm và các hợp kim cao cấp với phần mặt layout có vân xước ngang sang trọng, chống trầy, chống bám vân tay tốt. Thông qua Lightsync, hệ thống LED RGB trên G512 GX có thể được tùy chỉnh nhanh chóng. Bàn phím sử dụng switch GX Blue độc quyền từ Logitech với tiếng clicky, độ nảy cao cùng với độ bền vô đối trong tầm giá.

Các phím được thiết kế cao hơn so với mặt vàn phím, giúp dễ dàng vệ sinh bụi bẩn khi sử dụng.

Giá bán khoảng 2.000.000VNĐ thì không quá bất ngờ cho một sản phẩm chất lượng cao như vậy.

15. Bàn phím cơ Logitech G613 Wireless

Trái ngược với âm thanh từ tiếng clicky, bàn phím cơ Logitech G613 được trang bị switch ROMER-G với độ êm khi gõ, độ yên tĩnh cao. Ngoài ra, bàn phím còn được trang bị 6 phím G bên phía tay trái, từ đó bạn có thể tùy chỉnh phím macro tùy ý để thao tác phím nhanh hơn thông qua ứng dụng được cung cấp bởi nhà sản xuất. Phía trên góc phải của bố cục còn có thêm nhiều phím chức năng rất hữu dụng cho việc giải trí, xem video trực tuyến.

Công nghệ Lightspeed tiên tiến, kết nối không dây với tốc độ cao với độ trễ chỉ 1ms, ổn định nhất, không làm gián đoạn quá trình chơi game, làm việc của bạn. Bạn cũng có thể lựa chọn kết nối Bluetooth thay vì Lightspeed.

Tuy chỉ sử dụng 2 viên pin AA để hoạt động, nhưng do không có đèn LED nên thời gian dùng lên đến 18 tháng. Mức giá 1.800.000VNĐ là giá bán hiện tại của sản phẩm cao cấp này.

16. Bàn phím cơ E-Dra EK389

Nếu bạn thích bàn phím có đèn LED nhưng không màu mè thì, E-Dra EK389 chính là sự lựa chọn phù hợp nhất với chỉ một chế độ LED màu trắng sáng. bàn phím sử dụng switch Outemu nổi tiếng với độ bền cao, trải nghiệm gõ phím rất tốt với 3 phiên bản là Blue, Red, Brown switch. Điểm đặc biệt của chiếc bàn phím này là được tích hợp thêm cụm phím số mà không làm tăng kích thước bàn phím lên mà vẫn nhỏ gọn như các bàn phím TKL khác.

Phần mặt chính được làm từ kim loại, sơn tĩnh điện nên sẽ không gây chập điện trong quá trình sử dụng hay tiếp xúc với nước. Sản phẩm hiện có giá bán 600.000VNĐ, rất phù hợp cho nhu cầu sử dụng cơ bản.

17. Bàn phím cơ Fuhlen G900L

Và cuối cùng trong danh sách top 17 bàn phím cơ giá rẻ nên mua của ViVu Review chính là chiếc bàn phím cơ Fuhlen G900L full-size nhưng vô cùng gọn gàng với thiết kế bo tròn các góc cạnh. Hệ thống LED Rainbow nhiều chế độ, tùy chỉnh độ sáng đơn giản. Key cap được làm DousbleShot xuyên LED để dễ dàng sử dụng vào ban đêm mà còn không bị phai màu nữa. Fuhlen G900L chỉ có một loại switch chính là Blue switch phổ biến.

Mức giá 500.000VNĐ là quá rẻ cho một chiếc bàn phím cơ full-size switch Outemu.

Trên đây là danh sách các bàn phím cơ giá rẻ được ViVu Review tổng hợp lại cho các bạn có một cái nhìn tổng quan hơn. Bạn có quyết định mua bàn phím cơ không? Bạn sẽ chọn mua dòng bàn phím cơ nào? Chắc hẳn bạn đã có lựa chọn của mình rồi!.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website, hãy thường xuyên theo dõi chúng tôi để mua hàng chính hãng với mức giá tốt nhất.

Để lại bình luận bên dưới

Leave a reply

ViVu Review
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Cameras (0)
  • Phones (0)
Compare